Đối với người dân miền trung và đặc biệt là người dân ở huế thì mắm ruốc gần như là món không thể thiếu trên bếp của bất cứ nhà nào. Họ thường hay sử dụng mắm ruốc để làm nước chấm hay xào, kho thịt. Những món ăn đặc sắc được làm từ mắm ruốc như: Thịt kho mắm ruốc, cơm hến, xào, nấu canh, chấm rau và đặc biệt là bún bò huế, vậy mắm ruốc là gì? hãy cùng mamruochue.com.vn tìm hiểu nhiều hơn về loại mắm này nhé
Nguồn Gốc Mắm Ruốc Huế
Mắm ruốc là một dạng mắm được làm từ con ruốc, hay còn gọi là tép moi, tép biển, sống ở vùng nước lợ hay nước mặn. Nhưng mùi vị và màu sắc của mắm ruốc thì không giống với mắm tôm. Mắm ruốc thường không có mùi tanh như mắm tôm(do mắm tôm lên men bằng enzymen), mắm ruốc thường được dùng làm gia vị khi nấu canh, các mòn xào, chấm rau… và đặc biệt là không thể thiếu khi nấu bún bò huế
3 Quy Trình Chế Biến Để Có Mắm Ruốc
- Bước 1: Người ta sẽ chọn lựa những con ruốc tươi, tiếp theo đem xào với một chút muối hạt rồi đem phơi nắng khoảng 1 tiếng đồng hồ.
- Bước 2: Khi phơi nắng xong, ruốc sẽ được cho vào cối, giã thật nhuyễn với muối theo tỉ lệ 1 muối 3 ruốc. Sau khi ruốc đã được giã thật nhuyễn, sẽ được cho vào chum sành hoặc hũ thủy tinh, rắc thêm một lớp muối mỏng lên bề mặt. Sau đó, đậy kín nắp vải và đem ủ.
- Bước 3: Ủ kín trong thời gian dài, đến khi thấy mắm lên men chua và con ruốc chuyển từ màu tím bầm thành màu đỏ nghĩa là mắm đã chín và dậy mùi thơm. Lúc này, mắm ruốc đã có thể sử dụng được.
Cách Phân Biệt Mắm Ruốc Và Mắm Tôm
Nếu như mắm ruốc là đặc sản của Huế thì mắm tôm lại là nét đặc trưng của Thanh Hóa. Mắm tôm Thanh Hóa vị đậm đà, thơm ngon và có màu sim chín rất đặc trưng muối theo phương pháp truyền thống trong lu sành giúp giữ hương vị chuẩn nhất. Hãy cùng mamruochue.com.vn tìm hiểu cách phân biệt đâu là mắm tôm và đâu là mắm ruốc
1, Về Thời Gian Ủ
Nếu như mắm tôm phải được ủ trong vòng từ 1 đến 3 tháng thì thời gian ủ của mắm ruốc lại kéo dài hơn. Thông thường, mắm ruốc phải được ủ ít nhất là 6 tháng hoặc nhiều hơn mới có thể đem đi sử dụng.
2, Về Nguyên Liệu
Nguyên liệu chính làm nên mắm tôm thường là tôm, tép hoặc moi. Moi được dùng chủ yếu hơn vì nó dễ đánh bắt và độ đạm cũng cao hơn so với những nguyên liệu còn lại. Mắm ruốc là một dạng mắm được làm từ con ruốc mà ruốc là một loại tôm nhỏ nên có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa mắm tôm và mắm ruốc.
3, Về màu sắc
Mắm tôm có màu tím đậm và dung dịch loãng hơn so với mắm ruốc. Còn mắm ruốc thì lại có màu nâu, hơi ngả tím một chút nên nếu quan sát kĩ, bạn sẽ thấy màu sắc của mắm ruốc tối hơn so với mắm tôm.
4, Về mùi vị
về mùi vì thi do quá trình lên men của mắm tôm bắt buộc phải sử dụng enzym trong ruột của tôm để lên men nên mắm tôm có mùi tanh và nồng hơn so với mắm ruốc.
5, Về cách sử dụng
Mắm ruốc thường được dùng như là một nguyên liệu chính để chế biến vài món ăn như nấu canh, chưng thịt, chấm rau và đặc biệt là nguyên liệu không thể thiếu khi nấu bún bò huế ..
So với mắm ruốc thì mắm tôm thì làm chưng thịt và chủ yếu là làm nước chấm, và món tiêu biểu nhất là “ BÚN ĐẬU MĂM TÔM”.
Hy vọng với những thông tin đó thì sẽ đủ cơ sở cho bạn phân biệt được đâu là mắm tôm và đâu là mắm ruốc, Hãy cùng khám phá các món ăn liên quan đến món mắm rất ngon này nhé